Bí mật trong văn hóa quà tặng của người Úc
Không giống như người Việt thường có thói quen tặng 'phong bì' (tiền) vào những dịp lễ quan trọng, người Úc luôn tìm mua hoặc tự làm những món quà thật ý nghĩa để tặng nhau.
Quà hay 'phong bì'?
Chị Mai là một phụ nữ Việt lấy chồng người Úc. Gia đình chị rất yên ấm và hạnh phúc nhưng có những lúc anh chị cãi nhau chỉ vì chuyện tặng quà cho người thân vào mỗi dịp lễ tết.
Chị luôn muốn nhanh, gọn, nhẹ nên trong mọi trường hợp chị chỉ thích đưa 'phong bì'. Ví dụ như trong dịp đám cưới của em gái chị, chị bàn với chồng tặng khoảng 2 nghìn đô-la làm quà cưới bởi từ trước đến nay gia đình chị ở Việt Nam vẫn có thói quen đó. Thế nhưng chồng chị lại không bằng lòng với ý kiến của chị và muốn tặng một món quà gì đó cho đôi vợ chồng mới. Chị đã giải thích với chồng rằng việc tìm quà tặng phù hợp rất khó và mất thời gian, nhất là tặng quà cưới nhưng anh chồng vẫn khăng khăng ý kiến đó và nhấn mạnh: “Tặng tiền không phải là văn hóa của anh!”. Cuối cùng, để giữ hòa khí gia đình, chị đành chiều theo ý chồng.
Chị kể lại khi lần đầu tiên về Việt Nam thăm quê vợ, anh chồng Tây của chị đã rất 'choáng' trước cách tặng quà cho mọi người của chị. Chị phải chuẩn bị cả một... danh sách để tránh bỏ sót vì quá nhiều bà con, họ hàng. Để cho giản tiện, chị phát cho mỗi người một chiếc phong bì nhỏ xinh bên trong có chứa từ vài chục cho tới một trăm đô-la tùy thuộc vào sự thân thiết của mối quan hệ. Chị bảo, họ hàng đông như “quân nguyên” thì làm sao mà có sức để đi tìm mua quà cho từng người? Vì vậy, tiền là cách giải quyết “nhanh chóng và hiệu quả nhất!”
Văn hóa và cách tặng quà
Có thể nói việc tặng quà ở mỗi quốc gia đều mang đậm yếu tố văn hóa của quốc gia đó. Ở Việt Nam, 'văn hóa phong bì' đã trở nên phổ biến, đặc biệt là trong những năm gần đây. Đám cưới, đám ma, lễ, tết và thậm chí là trong các buổi tiệc sinh nhật trẻ em thì chủ nhân cũng thường nhận được những chiếc phong bì. Một phần nguyên nhân là vì trong suy nghĩ của người Việt, người nhận thường thích... tiền hơn. Vì vậy, phần lớn mọi người đều coi việc tặng tiền là để giúp đỡ chủ nhân trang trải một phần nào đó chi phí cho bữa tiệc hoặc để giải quyết các công việc khác.
Một bạn trẻ cho biết: “Ở công ty em khi nhận được thiệp mời đám cưới thì điều đầu tiên là mọi người thường xem địa điểm tổ chức. Có người cẩn thận còn gọi điện hỏi xem chi phí một mâm cỗ ở đó giá bao nhiêu tiền để tính số tiền mừng cho phù hợp. Ví dụ, nếu đám cưới tổ chức ở một khách sạn hay nhà hàng bình dân thì người ta thường bỏ phong bì 200 nghìn/người nhưng nếu ở khách sạn, nhà hàng ba sao thì không thể có giá đó mà ít nhất phải tăng lên gấp đôi”.
Trong khi đó thì người Úc lại có quan niệm hoàn toàn khác. Họ coi trọng ý nghĩa của món quà cũng như công sức bỏ ra để làm hoặc tìm mua món quà đó. Đối với họ, món quà là sự động viên về mặt tinh thần cho nên nó không nhất thiết phải là đồ đắt tiền.
Anh chồng của chị Mai cũng chỉ áp dụng chính sách 'phong bì' cho bên nhà vợ để chiều lòng vợ, còn đối với gia đình mình thì anh vẫn giữ thói quen tặng quà cho người thân vào mỗi dịp lễ quan trọng dù đó chỉ là một chai rượu vang mua ngoài siêu thị hoặc một hộp sô-cô-la nhỏ có buộc nơ. Thậm chí trong ngày tân gia của chị gái mình thì anh cũng chỉ tặng một bộ đồ nghề sử dụng cho bếp nướng ngoài trời mà thôi.
Thế nhưng, nếu như hai bên không hiểu và thông cảm cho văn hóa của nhau thì đôi khi sẽ dẫn đến những xung đột đáng tiếc.
Chị Mai tâm sự: “Mình rất ngại gia đình mình ở Việt Nam, nhất là những người ở quê vì họ hay trách móc là mang tiếng lấy chồng Tây mà keo, chả nhẽ vài năm mới về một lần mà không biếu được cho họ vài đồng làm quà. Thế nhưng ngược lại mình cũng rất ngại với nhà chồng vì đôi khi bố mẹ chồng mình không thông cảm cho điều đó và họ nghĩ rằng gia đình mình hám tiền và mình lấy anh ấy cũng chỉ vì tiền.”
Để dung hòa hai quan điểm trái ngược, vợ chồng chị đã thống nhất một giải pháp chung. Đó là trong một số trường hợp cần thiết và bắt buộc như ngày Tết âm lịch thì sẽ lì xì 'phong bì may mắn' cho các thành viên trong gia đình, kể cả bên nhà chồng. Còn lại vào những dịp khác thì sẽ mua quà.
Người Úc tặng gì cho nhau?
Úc có nhiều ngày lễ trong một năm nhưng hai dịp lễ lớn và quan trọng nhất là: Giáng sinh - mừng năm mới và lễ Phục sinh. Trong những dịp này thì tặng quà là một việc không thể thiếu. Hoa, rượu vang và sô-cô-la là những món quà khá phổ biến đối với người Úc. Vào những dịp lễ khi đi vào siêu thị, bạn có thể nhìn thấy nhan nhản các loại rượu vang và vô số loại sô-cô-la với rất nhiều hình thù khác nhau.
Brad – một thanh niên Úc cho biết: “Cũng giống người dân ở các nước khác, người Úc thường tìm chọn những món quà phù hợp với sở thích, thói quen của người mình muốn tặng. Một món quà ý nghĩa không nhất thiết phải đắt. Cho dù là bạn tặng quà gì đi chăng nữa thì bạn hãy làm cho món quà đó trở nên có ý nghĩa hơn bằng cách viết một tấm thiệp nhỏ nói rằng người nhận quà rất có ý nghĩa với bạn và như vậy thì bạn đã có được một món quà không phải cứ có tiền là mua được.”
Vào mỗi dịp lễ, Brad thường săn tìm quà ‘độc’ cho những người thân yêu. Anh cho biết vì biết mẹ rất thích nấu nướng và chăm sóc cho gian bếp nhỏ nên năm ngoái vào dịp đón năm mới, anh đã tìm mua tặng mẹ một lọ muối “dành cho những người sành điệu”. Lọ muối này đặc biệt ở chỗ nó được chiết suất từ tầng nước ngầm ở con sông Murray nên có màu hồng tự nhiên rất đẹp. Mặc dù món quà chỉ có giá khoảng 20 đô-la nhưng mẹ anh rất thích và thỉnh thoảng vào những dịp tụ tập bạn bè hoặc người thân trong gia đình, bà lại đem rắc nó lên vài món ăn nguội khiến chúng trở nên rất lạ mắt.
Còn vào dịp lễ Phục sinh thì mọi người hay tặng nhau sô-cô-la có hình quả trứng hoặc con thỏ. Họ cũng thường làm pancake hoặc hot cross bun (bánh ngọt có dấu chữ thập) để ăn vào thứ Sáu trước ngày lễ.
Chị Mai là một phụ nữ Việt lấy chồng người Úc. Gia đình chị rất yên ấm và hạnh phúc nhưng có những lúc anh chị cãi nhau chỉ vì chuyện tặng quà cho người thân vào mỗi dịp lễ tết.
Chị luôn muốn nhanh, gọn, nhẹ nên trong mọi trường hợp chị chỉ thích đưa 'phong bì'. Ví dụ như trong dịp đám cưới của em gái chị, chị bàn với chồng tặng khoảng 2 nghìn đô-la làm quà cưới bởi từ trước đến nay gia đình chị ở Việt Nam vẫn có thói quen đó. Thế nhưng chồng chị lại không bằng lòng với ý kiến của chị và muốn tặng một món quà gì đó cho đôi vợ chồng mới. Chị đã giải thích với chồng rằng việc tìm quà tặng phù hợp rất khó và mất thời gian, nhất là tặng quà cưới nhưng anh chồng vẫn khăng khăng ý kiến đó và nhấn mạnh: “Tặng tiền không phải là văn hóa của anh!”. Cuối cùng, để giữ hòa khí gia đình, chị đành chiều theo ý chồng.
Chị kể lại khi lần đầu tiên về Việt Nam thăm quê vợ, anh chồng Tây của chị đã rất 'choáng' trước cách tặng quà cho mọi người của chị. Chị phải chuẩn bị cả một... danh sách để tránh bỏ sót vì quá nhiều bà con, họ hàng. Để cho giản tiện, chị phát cho mỗi người một chiếc phong bì nhỏ xinh bên trong có chứa từ vài chục cho tới một trăm đô-la tùy thuộc vào sự thân thiết của mối quan hệ. Chị bảo, họ hàng đông như “quân nguyên” thì làm sao mà có sức để đi tìm mua quà cho từng người? Vì vậy, tiền là cách giải quyết “nhanh chóng và hiệu quả nhất!”
Văn hóa và cách tặng quà
Có thể nói việc tặng quà ở mỗi quốc gia đều mang đậm yếu tố văn hóa của quốc gia đó. Ở Việt Nam, 'văn hóa phong bì' đã trở nên phổ biến, đặc biệt là trong những năm gần đây. Đám cưới, đám ma, lễ, tết và thậm chí là trong các buổi tiệc sinh nhật trẻ em thì chủ nhân cũng thường nhận được những chiếc phong bì. Một phần nguyên nhân là vì trong suy nghĩ của người Việt, người nhận thường thích... tiền hơn. Vì vậy, phần lớn mọi người đều coi việc tặng tiền là để giúp đỡ chủ nhân trang trải một phần nào đó chi phí cho bữa tiệc hoặc để giải quyết các công việc khác.
Một bạn trẻ cho biết: “Ở công ty em khi nhận được thiệp mời đám cưới thì điều đầu tiên là mọi người thường xem địa điểm tổ chức. Có người cẩn thận còn gọi điện hỏi xem chi phí một mâm cỗ ở đó giá bao nhiêu tiền để tính số tiền mừng cho phù hợp. Ví dụ, nếu đám cưới tổ chức ở một khách sạn hay nhà hàng bình dân thì người ta thường bỏ phong bì 200 nghìn/người nhưng nếu ở khách sạn, nhà hàng ba sao thì không thể có giá đó mà ít nhất phải tăng lên gấp đôi”.
Trong khi đó thì người Úc lại có quan niệm hoàn toàn khác. Họ coi trọng ý nghĩa của món quà cũng như công sức bỏ ra để làm hoặc tìm mua món quà đó. Đối với họ, món quà là sự động viên về mặt tinh thần cho nên nó không nhất thiết phải là đồ đắt tiền.
Anh chồng của chị Mai cũng chỉ áp dụng chính sách 'phong bì' cho bên nhà vợ để chiều lòng vợ, còn đối với gia đình mình thì anh vẫn giữ thói quen tặng quà cho người thân vào mỗi dịp lễ quan trọng dù đó chỉ là một chai rượu vang mua ngoài siêu thị hoặc một hộp sô-cô-la nhỏ có buộc nơ. Thậm chí trong ngày tân gia của chị gái mình thì anh cũng chỉ tặng một bộ đồ nghề sử dụng cho bếp nướng ngoài trời mà thôi.
Thế nhưng, nếu như hai bên không hiểu và thông cảm cho văn hóa của nhau thì đôi khi sẽ dẫn đến những xung đột đáng tiếc.
Chị Mai tâm sự: “Mình rất ngại gia đình mình ở Việt Nam, nhất là những người ở quê vì họ hay trách móc là mang tiếng lấy chồng Tây mà keo, chả nhẽ vài năm mới về một lần mà không biếu được cho họ vài đồng làm quà. Thế nhưng ngược lại mình cũng rất ngại với nhà chồng vì đôi khi bố mẹ chồng mình không thông cảm cho điều đó và họ nghĩ rằng gia đình mình hám tiền và mình lấy anh ấy cũng chỉ vì tiền.”
Để dung hòa hai quan điểm trái ngược, vợ chồng chị đã thống nhất một giải pháp chung. Đó là trong một số trường hợp cần thiết và bắt buộc như ngày Tết âm lịch thì sẽ lì xì 'phong bì may mắn' cho các thành viên trong gia đình, kể cả bên nhà chồng. Còn lại vào những dịp khác thì sẽ mua quà.
Người Úc tặng gì cho nhau?
Úc có nhiều ngày lễ trong một năm nhưng hai dịp lễ lớn và quan trọng nhất là: Giáng sinh - mừng năm mới và lễ Phục sinh. Trong những dịp này thì tặng quà là một việc không thể thiếu. Hoa, rượu vang và sô-cô-la là những món quà khá phổ biến đối với người Úc. Vào những dịp lễ khi đi vào siêu thị, bạn có thể nhìn thấy nhan nhản các loại rượu vang và vô số loại sô-cô-la với rất nhiều hình thù khác nhau.
Brad – một thanh niên Úc cho biết: “Cũng giống người dân ở các nước khác, người Úc thường tìm chọn những món quà phù hợp với sở thích, thói quen của người mình muốn tặng. Một món quà ý nghĩa không nhất thiết phải đắt. Cho dù là bạn tặng quà gì đi chăng nữa thì bạn hãy làm cho món quà đó trở nên có ý nghĩa hơn bằng cách viết một tấm thiệp nhỏ nói rằng người nhận quà rất có ý nghĩa với bạn và như vậy thì bạn đã có được một món quà không phải cứ có tiền là mua được.”
Vào mỗi dịp lễ, Brad thường săn tìm quà ‘độc’ cho những người thân yêu. Anh cho biết vì biết mẹ rất thích nấu nướng và chăm sóc cho gian bếp nhỏ nên năm ngoái vào dịp đón năm mới, anh đã tìm mua tặng mẹ một lọ muối “dành cho những người sành điệu”. Lọ muối này đặc biệt ở chỗ nó được chiết suất từ tầng nước ngầm ở con sông Murray nên có màu hồng tự nhiên rất đẹp. Mặc dù món quà chỉ có giá khoảng 20 đô-la nhưng mẹ anh rất thích và thỉnh thoảng vào những dịp tụ tập bạn bè hoặc người thân trong gia đình, bà lại đem rắc nó lên vài món ăn nguội khiến chúng trở nên rất lạ mắt.
Còn vào dịp lễ Phục sinh thì mọi người hay tặng nhau sô-cô-la có hình quả trứng hoặc con thỏ. Họ cũng thường làm pancake hoặc hot cross bun (bánh ngọt có dấu chữ thập) để ăn vào thứ Sáu trước ngày lễ.
0 comments:
Post a Comment